Bài thơ Đôi Déρ và những uẩn khúc của tác giả Nguyễn Trung Kiên

bai-tho-doi-dep

bai-tho-doi-dep

Bài thơ ĐÔI DÉP được lưu truyền rộng rãi trong giới sinh viên trong một thời gian dài, nhưng hầu như không một ai biết tác giả, và bài thơ cũng đã bị tam sao thất bản khá nhiều. Sau hàng chục năm, tác giả bài thơ – NGUYỄN TRUNG KIÊN – đã lên tiếng và có những phút trải lòng về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Do chưα có bằng Tú Tài, anh đã sửα hồ sơ để thi đậu vào ĐH Sư Phạm. Sαu đó, sự việc bị vở lỡ, một lần nữα, αnh đã phải chia tay với con đường học vấn của mình. Hiện Nguyễn Trung Kiên là một thợ cơ khí bình thường. Nhưng bài thơ ĐÔI DÉP đã thực sự đi vào lòng nhiều thế hệ sinh viên, vì quá đỗi mộc mạc, rất hay đi sâu vào lòng người.

34 tuổi, có dáng người rắn chắc của một… công nhân cơ khí, đang làm việc tại cơ sở cơ khí của gia đình ở Q.Tân Phú, TP.HCM Nguyễn Trung Kiên bắt đầu câu chuyện khá rụt rè, cho biết vài năm nay vì công việc mưu sinh mà anh hầu như đã nhưng việc sáng tác.

Đã gặp tác giả Đôi dép - Tuổi Trẻ Online

Nguyễn Trung Kiên sinh ra trong một gia đình khá éo le về hoàn cảnh. Cha mẹ anh chia tay nhau năm anh 17 tuổi. Theo mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp, anh đã trải qua quãng đời làm những công việc chân tay nặng nhọc, dứt đoạn sự nghiệp học hành lớp 11. Một thời gian, anh tham gia câu lạc bộ thơ văn tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM – với thành phần đa số là sinh viên. Một lần, cô bạn trong câu lạc bộ đánh đố: Chiếc dép bên nào sẽ mòn trước? Đêm về, anh chợt liên tưởng đến tình yêu và sự song hành của đôi dép. Và bài thơ ĐÔI DÉP ra đời.

ĐÔI DÉP

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ Ϯhυốc vào chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc dép thứ hai kia.

Sau đó khi lập gia đình – với một cô giáo Trường cao đẳng Sư phạm mầm non – anh đã tặng bài thơ này như một món quà cưới! Lẽ dĩ nhiên vợ Kiên rất thích thơ của chồng, và là người rất tích cực phổ biến thơ anh trong bạn bè. Không hiểu sao mà từ ấy đến nay, bài Đôi dép bỗng hóa thành thơ của Thuận Hóa (?!) với những câu chữ được sửa đổi về một nhân vật cụ thể rất thô vụng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *