Có phải trẻ hư do bạn bè xấu ?

tre-hu-co-phai-do-ban-be-xau

tre-hu-co-phai-do-ban-be-xau

Hãy khách quan trả lời tại sao bạn không thích bạn của con? trước khi ngăn cản con kết bạn với ai. Một số cha mẹ đã chủ quan cho rằng con mình hư là do bạn bè, trong khi rất có thể nguyên nhân là do con mình, đôi khi là do sự thiên vị vô thức từ chính cha mẹ. VẬY?

Có phải con hư do bạn bè xấu ?

Những năm đầu đời, trẻ thường hoàn toàn bắt chước cách xử sự từ cha mẹ vì sự gần gũi, nhưng đến lúc lớn thêm một chút trẻ bắt đầu kết bạn, có bạn nhiều hơn và có thể trẻ cũng bị ảnh hưởng từ bạn bè của mình. 
Nếu gặp những người bạn hay gây gỗ con bạn cũng có thể bướng bỉnh, hung hăng hơn hoặc ngược lại sẽ nhút nhát, tỏ ra sợ sệt. Nếu trẻ được đi học sớm ở trường mần non, nhà trẻ, cha mẹ có thể yên tâm hơn vì có sự chăm sóc và giáo dục của nhà trường. Với phương pháp giáo dục của nhà trường. trẻ sẽ được hướng dẫn chọn bạn và tự chọn những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ở độ 4 – 5 tuổi trẻ bắt đầu muốn chứng tỏ thể hiện khả năng, sức mạnh của mình ở các trò chơi, thậm chí là gây gỗ bắt nạt bạn bè. Hầu hết các bé trai từ 5 – 8 tuổi bắt đầu thường tỏ ra ngang bướng. nghịch ngợm, phá phách. Tuy nhiên, đây là tâm lý phát triển ở lứa tuổi của bé, phụ huynh không nên nóng nảy, dùng quyền cha mẹ mắng phạt con hoặc bạn bè của chúng. Thực tế một số gia đình còn cho rằng hành động dám bắt nạt con là biểu hiện của sự can đảm, trẻ sẽ dựa vào điều này để bướng bỉnh, thậm chí “làm mưa làm gió” hơn nữa.

co-phai-tre-hu-do-ban-be-xau
co-phai-tre-hu-do-ban-be-xau

Song song với đó, cũng không nên quá lo lắng việc con bị bắt nạt mà cha mẹ lại cứ ra sức bảo vệ che chở trẻ một cách mù quáng. Vì con bạn đến lúc nào đó sẽ tự hòa nhập vào cuộc sống xã hội, sự bỏ bê hay nuông chiều quá mức đều gây bất lợi cho sự hình thành nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên quan tâm, uốn nắn, cũng nên biết khuyến khích trẻ tự lập không ỷ lại hoàn toàn vào cha mẹ. Muốn được như vậy cha mẹ cần học cách hiểu để ứng xử phù hợp với trẻ. Sau đây sẽ là những cách GIÁO DỤC TRẺ THƠ cùng các bạn phân tích.

1. Nên đối thoại, không áp chế trẻ

Các bậc cha mẹ thường hay phạm phải sai lầm việc sử dụng lối giáo dục áp chế. Đa số các cha mẹ ít kiên nhẫn dành thời gian để giải thích cặn kẽ và chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ hiểu. Thậm chí một sốcha mẹ gạt phăng những ý kiến thắc mắc của con và cho rằng trẻ cố cãi bướng. Nếu cha mẹ không giải thích rõ ràng, áp đặt suy nghĩ chủ quan, không tìm hiểu tâm tư của trẻ, có thể trẻ càng bướng bỉnh, lầm lì hơn, gây ra những hậu quả không tốt trong tương lai.

dung-lam-dung-quyen-luc

2. Đừng lạm dụng quyền lực

Trong giáo dục thì quyền lực nằm giới hạn trong phạm vi chăm sóc hướng dẫn, uốn nắn. Việc lạm dụng quyền lực để biến trẻ trở thành theo ý bạn là một sai lầm lớn, bạn tự ngẫm điều đó và hãy tự đặt vị trí của mình vào trẻ để ngẫm xem nhé. Khi trẻ lớn dần lên, trẻ có tư duy và cũng là một thành phần của xã hội, trẻ phải tự hòa nhập với môi trường hoàn cảnh xung quanh, cuộc sống tương lai là cả con đường dài phía trước. Cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần để giúp trẻ chắp cánh bay cao hơn.

3. Đừng quá thành kiến với trẻ

Trẻ em luôn ghi nhớ rất rõ những điều người lớn đã nhận xét, và khi bạn có thành kiến với chúng thì ngược lại chúng cũng có thành kiến với bạn, trẻ trở nên không muốn thân thiện, cảm xúc cũng không gần gũi hơn.

4. Cha mẹ nên xem xét lại hành động của chính mình

Tính cách, ứng xử của cha mẹ đa phần đều ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Các bậc cha mẹ thường thiên vị một cách vô thức đã chủ quan cho rằng con mình hư do bạn bè xấu xúi giục, trong khi thủ phạm có thể lại là chính con mình. Vì vậy trước khi ngăn cấm con kết bạn với ai đó, bạn hãy khách quan tự trả lời câu hỏi tại sao bạn không thích bạn của con? Bên cạnh đó, không nên can thiệp quá sâu vào các mối quan hệ bạn bè của con. Hãy khuyến khích hướng dẫn trẻ tự giải quyết các rắc rối của bản thân. Điều ấy giúp con trẻ tăng tính tự lập, bản lĩnh hơn trong cuộc sống trong tương lại.

5/5 - (2 bình chọn)