Những điều phụ huynh cần chuẩn bị cùng con vào lớp 1

chuan-bi-hanh-trinh-vao-lop-1-cung-con

chuan-bi-hanh-trinh-vao-lop-1-cung-con

Có nhiều phụ huynh quan niệm không cần chuẩn bị cho trẻ tâm lý trước khi vào lớp một, để trẻ phát triển tự nhiên nhưng trên thực tế, chúng ta thấy rõ được sự khác biệt giữa môi trường mầm non và tiểu học: Ở mầm non, hoạt động vui chơi là chủ đạo, còn ở tiểu học việc học tập là chủ đạo và bắt buộc. Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để bé tự tin, không bị bỡ ngỡ trước sự thay đổi này.

Cha mẹ nên trò chuyện với con về ngôi trường mới trước khi bé nhập học, kể cho con nghe những điều thú vị về cô giáo và bạn bè giúp con có cách nhìn nhận mới hơn về ” thế giới ” con sắp được bước vào và khám phá, trải nghiệm. 

Bắt đầu vào tiểu học là một mốc dấu lớn trong cuộc sống của trẻ, là giai đoạn khó khăn cho cha mẹ với những quyết định quan trọng giúp bé thích ứng với môi trường mới. Cùng Giáo Dục Trẻ Thơ tổng hợp những trải nghiệm, phương pháp hiệu quả từ các phụ huynh đi trước nhé.

chuan-bi-cung-con-vao-lop-1
Phụ Huynh nên chuẩn bị những gì khi con vào lớp 1

Hành trình vào lớp 1 của bé, phụ huynh nào cũng phải trải qua

1. Dậy sớm ngay và luôn

Nếu bé học buổi chiều, phụ huynh có thể dễ thở hơn về thời gian. Nhưng nếu bé học buổi sáng, cha mẹ luôn vướng phải giờ “cao điểm” khi giờ đi làm đã đến gần, con đã sắp vào học nhưng bé vẫn chưa ra khỏi giường. Phụ huynh sẽ vô cùng vất vả phải đánh thức con, mặc quần áo hay hướng dẫn con mặc quần áo, cho con ăn sáng và đưa con vào lớp trước khi chuông reo.
Việc tạo lập thời gian biểu ở nhà giúp bé rất nhiều. Những tháng đầu tiên bé vào lớp một có thể áp lực lớn vì bé chưa có khái niệm đúng giờ, vì đó hãy hướng dẫn bé thực hiện các công việc hàng ngày của bé theo một lịch trình ở nhà bằng việc kiên trì nhắc nhở liên tục. Một khi bé đã quen với thời gian biểu, bé không những chỉ biết chính xác thời gian khi nào bé phải làm gì, mà bé còn ít phản ứng lại vì sao bé không được chơi đồ chơi hay xem ti vi, vì đó là thời gian làm bài tập chứ không phải thời gian giải trí.

2. Việc cải tiến phương pháp dạy và học là không bao giờ ngừng

Phương pháp giảng dạy đã thay đổi đáng kể qua nhiều năm gần đây. Điều bạn đã từng học ở trường có thể thực sự khác rất nhiều so với những gì con bạn sẽ học. Ví dụ vào thời của phụ huynh, việc “lấy giáo viên là trung tâm” là phương pháp dạy chủ đạo, theo phương pháp này thì người học ngồi im lắng nghe kiến thức của giáo viên truyền dạy; nhưng với thời đại mới, “lấy trẻ là trung tâm” lại là phương pháp thay thế, giáo viên chỉ là người tổ chức, cung cấp nguyên vật liệu tạo ra các hoạt động cho trẻ. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi bé chia sẻ với bạn nhiều nội dung, cách thức học mới ở trường. Bạn hãy đóng vai một người bạn để cùng chia sẻ, ngạc nhiên với những kiến thức, phương pháp dạy và học mới mẻ hàng ngày bé được biết.

3. Sẵn sàng đọc đúng

Chuẩn bị cho con bạn vào lớp một cần đảm bảo bé có kiến thức sơ đẳng về đọc và viết. Điều này không có nghĩa bé phải đọc thông, viết thạo, biết ghép vần thành thục hay đọc vanh vách các đoạn văn thơ ngắn. Bé chỉ cần làm quen với bảng chữ cái, bảng chữ số, bé hiểu về sử dụng âm học. Việc này giiups bé đánh vần trong giai đoạn đầu của lớp 1 thuận lợi hơn. Ngoài ra, phụ huynh cần cải thiện kỹ năng cầm bút, khả năng bắt chước, nhờ đó trẻ bắt kịp các bài học ở lớp.
Tránh việc bé đã biết hết tất cả những nội dung học tập của lớp một, nhiều bé giai đoạn đầu đã “biết tuốt” dễ gây ra tâm trạng chán nản, không có thói quen tiếp thu kiến thức mới, dần dần bé sẽ bị tụt dốc trong quá trình học tập lâu dài.

hanh-trinh-cung-con-vao-lop-1
Hành trình cùng con vào lớp 1

4. Cần làm quen với việc tư đi toilet 

Dù nhiều trẻ đã hoàn thiện kỹ năng vệ sinh trước khi vào lớp một, nhưng vấn đề bồn cầu vẫn nan giải. Ở mẫu giáo, trẻ đã quen việc đi vệ sinh bất cứ lúc nào bé có nhu cầu, và giờ đi vệ sinh chung thì các bé lại được giáo viên cùng dắt đi theo nhóm lớn. Khi vào lớp một, bé chỉ được giải lao theo một khoảng thời gian ngắn nhất định, các bé không phải luôn được cô giáo dắt tận tay đến nhà vệ sinh, đặc biệt là không phải bé nào cũng biết cách sử dụng nhà vệ sinh “người lớn”.
Để bé quen với kích cỡ bồn cầu bình thường, hãy giúp bé luyện tập ở nhà, chuyển từ bồn cầu bé sang sử dụng bồn cầu “người lớn”, không cần sự hiện diện của phụ huynh.

5. Thuận theo tư nhiên

Rất bình thường khi phụ huynh luôn mong những điều tốt nhất đến cho con cái, đối với việc học cũng vậy. Ngay cả khi không phải do bản chất bạn muốn thúc đẩy con học tập điên cuồng, thì sau này giáo viên cũng sẽ khiến bé phải liên tục lưu ý học tập và tiến về phía trước. Phụ huynh hãy luôn nhắc nhở mình phải tìm cách khuyến khích con hiệu quả nhất. Phụ huynh không được bỏ bê hay sụp đổ dưới áp lực này.
Hãy rèn bé để bé chính là người hỗ trợ bạn trong nỗ lực này. Trong hoạt động thường ngày ở trường và ở nhà, hãy sẵn sàng chấp nhận điều chỉnh bé đối diện với những thách thức. Ghi nhận rằng con mình phải “lớn lên”, phải có kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Thời kỳ mẫu giáo đã xa. Trường tiểu học không như mẫu giáo, nơi quy mô lớp học vừa đủ, có nhiều giáo viên trong một lớp, giáo viên luôn giám sát đảm bảo mọi hoạt động của bé phải được an toàn nhất, mỗi bé được chăm sóc tốt nhất. Có thể nói, ở trường tiểu học, bé phải học một chuỗi các kỹ năng để trở thanh một “học sinh lớn”.
Các chuyên gia khuyên phụ huynh đừng quá băn khoăn việc mất tẩy hay bút, và những rủi ro khác có thể xảy ra, hãy tập trung vào những niềm vui nhận thức mới của con, làm nhẹ những sự cố bực bội lại. Ghi nhớ rằng bé sẽ ngày một trưởng thành và vượt lên trên mỗi hoàn cảnh mới, vì bé có bố mẹ bên cạnh lắng nghe, chia sẻ, hướng dẫn bé cách tốt nhất đối phó với thách thức.

6. Đây là cuộc chiến, hãy chấp nhận

Một phụ huynh chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm của đứa con đang học lớp một của mình về nghi ngờ việc con có thể đang bị rối loạn khả năng chú ý. Tuy nhiên, giáo viên bỏ qua, xem nhẹ lo lắng này của phụ huynh. Cuối học kỳ, phụ huynh đó nhận ra rằng con mình không hoàn thiện được các bài tập trong giáo trình lớp một, phụ huynh này quyết định phải có hành động thay đổi.
Chị gặp giáo viên lớp 2 của bé, nhấn mạnh những trở ngại trong việc học tập của con, đề nghị giáo viên tích cực trao đổi, thông báo thêm cho mình về những vấn đề của con ở lớp, nhờ đó chị kết hợp việc hỗ trợ con tại nhà, tránh tình trạng này trầm trọng hơn. Phụ huynh cần đối phó để mọi tình huống của con luôn được kiểm soát, hãy trao đổi thẳng thắn cho tới khi nhận được hỗ trợ thiện chí và tích cực từ giáo viên, hãy giữ mọi kênh liên lạc có thể: email, di động, lời nhắn, sổ liên lạc…
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý để chuẩn bị tốt nhất cho bé vào lớp một. Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Điều cần thiết nhất là hãy bình tĩnh, tìm hiểu chủ động và chia sẻ mối quan tâm này với những phụ huynh đang cùng hoàn cảnh của bạn cũng như những phụ huynh đã thực hiện giúp con vượt qua giai đoạn lớp một một cách tốt đẹp nhất.

Những kỹ năng tiền học đường khác

Các kỹ năng khác cũng rất hữu ích cho bé khi vào lớp một như:

* Cách làm việc nhóm: Một trong những kỹ năng thiết yếu trong môi trường học tập hiện đại. Trẻ biết làm việc nhóm cũng là khi bé hòa đồng thực sự với bạn bè, khi con hiểu cách kiềm chế cảm xúc, bày tỏ ý kiến, bảo vệ quan điểm cũng như lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này không chỉ giúp trẻ có được kiến thức tốt nhất mà còn giúp bé có những người bạn cùng tiến thực sự.

* Cách ngồi học đúng tư thế: Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần có được khi bước vào môi trường học tập thật sự. Việc ngồi học đúng cách không chỉ giúp cho các bé học tập hiệu quả hơn mà còn bảo vệ thị lực của bé.

* Cách quan sát: Một đứa bé có khả năng bao quát tốt thường dễ hòa đồng với mọi người hơn những đứa trẻ khác. Hơn nữa, việc rèn luyện cho con có kỹ năng quan sát tốt sẽ giúp con dễ dàng bắt nhịp với việc học ở lớp một. Để làm được điều này, bố mẹ có thể thường xuyên đưa con ra ngoài khám phá thế giới xung quanh, nâng cao khả năng quan sát. 

* Kĩ năng tập trung: Thay vì được ngồi chơi đồ chơi thoải mái như ở mầm non, khi lên lớp một các con sẽ học tiết học kéo dài trong 45 phút, điều này đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bé. Việc bố mẹ rèn luyện cho con khả năng tập trung tốt sẽ giúp con thấy bài học ở trường thú vị hơn, con tiếp thu bài dễ hơn mà không thấy mệt mỏi. Việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ cần thời gian và tính kiên trì vậy nên bố mẹ cần tạo cho con không gian yên tĩnh và một khoảng riêng tư. Bố mẹ có thể dành thời gian cùng con để tạo thói quen tập trung vào một vấn đề trong thời gian dài. 

 Ngoài ra việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ  ngay từ lứa tuổi mầm non cũng là hành trang cần thiết và quan trọng trước khi bé bước vào môi trường tiểu học. Môi trường học tập khác nhau sẽ giúp các bé trưởng thành hơn. Có thể, học mẫu giáo các bé vẫn làm nũng bố mẹ, được bố mẹ cưng chiều, nhưng khi bước vào tiểu học, bé chắc chắn sẽ tự lập hơn rất nhiều ! Bố mẹ hãy kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 nhé !

4.9/5 - (9 bình chọn)