Trẻ béo phì nhưng vẫn suy dinh dưỡng
Đi khám thừa cân, kết quả chẩn đoán lại suy dinh dưỡng
Chị Yến Phương (42 tuổi, ngụ Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, bé nhà chị 3 tuổi, nặng non 11 kg. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bé biếng ăn, suy dinh dưỡng thì chị đồng tình. Tuy nhiên, bé lớn 9 tuổi, nặng 52 kg, nhận thấy bé đang thừa cân nên chị đưa đi khám để bác sĩ tư vấn giảm cân cho bé, thì bác sĩ chẩn đoán bé cũng bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, cần phải ăn uống đủ chất. Điều này khiến chị không khỏi thắc mắc.
Từ Quảng Nam đưa con vào TP HCM khám dinh dưỡng, chị Phương Thảo (36 tuổi) cho biết, bản thân bất ngờ khi bác sĩ bảo con suy dinh dưỡng, trong khi những năm gần đây con gái ăn nhiều, ai cũng bảo cháu mập, cần ăn ít lại. “Sau khi khám dinh dưỡng, bác sĩ làm các xét nghiệm xong thì chẩn đoán là bé bị thiếu vi chất khá nặng. Bố mẹ cần điều chỉnh, cho bé giảm cân nhưng vẫn cân bằng dinh dưỡng thì mới đảm bảo cháu phát triển đúng, khỏe mạnh cao lớn”, chị Thảo nói.
Nhiều phụ huynh đưa con đi khám thừa cân, béo phì tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tỏ ra bất ngờ với kết quả nhận được từ bác sĩ là trẻ đang bị suy dinh dưỡng. Tại Việt Nam, theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP HCM với hơn 50%, Hà Nội với 41%.
Đối với trẻ béo phì, kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tình hình sử dụng gần 20 loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thiết yếu cho thấy, hầu hết các nhóm dưỡng chất đều không đáp ứng so với nhu cầu của trẻ, đặc biệt mức đáp ứng vitamin D là rất thấp, chỉ đạt 17,5%.
Lý do suy dinh dưỡng ở trẻ thừa cân, béo phì
Giải thích các trường hợp này, thầy thuốc ưu tú, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Cao Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bác sĩ Dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết: Nhiều phụ huynh lầm tưởng chỉ những trẻ gầy còm mới biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thực tế trẻ béo phì là một dạng của biếng ăn đặc biệt, có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể ẩn nghiêm trọng.
Trẻ béo phì thường chỉ thích ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng (chất béo, chất đường, tinh bột, đạm). Ngược lại, các bé thường biếng ăn các thực phẩm giàu vi chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi, phospho, các vitamin và khoáng vi lượng… Hậu quả là cơ thể trẻ bị thừa năng lượng dẫn đến béo phì nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, gọi là suy dinh dưỡng thể ẩn hay “đói tiềm ẩn”. Điều này có thể gây hậu quả khó lường cho trẻ.
Theo bác sĩ Thu Hương, nhiều ba mẹ gặp phải sai lầm khi con béo phì là phó thác cho con muốn ăn sao thì ăn, không quan tâm lựa chọn thực phẩm cân đối hay lưu ý trẻ có bị thiếu, thừa dưỡng chất gì hay không… Trong khoảng 90 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bé có thể cùng lúc bị thiếu nhiều dưỡng chất khác nhau, trong đó đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, B… Việc thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài sẽ khiến trẻ đối mặt với các nguy cơ: chậm tăng chiều cao, hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh kể cả các bệnh nguy hiểm, người hay mệt mỏi, khó ngủ, kém linh hoạt, kém tập trung…
Nghịch lý trẻ béo phì lại bị thiếu vi chất, suy dinh dưỡng thường chỉ phát hiện khi trẻ khám dinh dưỡng toàn diện. Trẻ cần phải trải qua khám lâm sàng, các chỉ định cận lâm sàng chuyên sâu. Các xét nghiệm hiện đại có thể hỗ trợ tối đa chẩn đoán chính xác tình trạng dinh dưỡng của bé”, bác sĩ Thu Hương cho biết.
Chuyên gia cho biết thêm, hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC thế hệ mới giúp xác định nồng độ các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể ở mức thấp nhất (nanogram/ml). Từ đó xác định chính xác trẻ đang bị thiếu vi chất nào khi so sánh với các giá trị tham chiếu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoặc Bộ Y tế.
Bác sĩ Thu Hương cho biết thêm, khi chẩn đoán chính xác thì việc điều trị trẻ thiếu vi chất, suy dinh dưỡng không quá khó. Trong điều trị trẻ thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, có 3 nguyên tắc quan trọng là: trẻ cần được thăm khám cá thể hoá và chuyên sâu; đảm bảo dinh dưỡng đầu vào cho trẻ cân bằng, đầy đủ; giúp trẻ hấp thụ, tiêu hao năng lượng khoa học để phát triển toàn diện, không bị thừa cân, béo phì cũng như các bệnh lý khác.
Hiện, nhiều trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất điều trị thành công tại Nutrihome. Trẻ sẽ trải qua quá trình xác định nồng độ vi chất chuyên sâu, đo thành phần cơ thể kết hợp với khám lâm sàng trực tiếp để đánh giá thói quen, tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý liên quan… Sau đó, bác sĩ sẽ xây dựng thực đơn cá thể hoá, phù hợp với từng chỉ định, bệnh lý, điều kiện, sở thích của bé. Ngoài ra, trẻ còn được tư vấn chế độ tập luyện khoa học để tiêu hao năng lượng phù hợp, tránh béo phì, kích thích trẻ ăn uống, hấp thụ tốt hơn.
Thực tế, có thể áp dụng nhiều cách điều trị trẻ thiếu vi chất, suy dinh dưỡng khác nhau, nhưng quan trọng nhất là làm sao giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng đầu vào, đầu ra cân bằng. “Điều này không thể phó thác hết cho trẻ vì trẻ chưa đủ ý thức, sự tuân thủ cần có. Các ba mẹ nên mạnh dạn đưa con đi khám dinh dưỡng, việc điều trị cần một lộ trình toàn diện, khoa học”, bác sĩ Thu Hương nhấn mạnh.
Hoài Ân